Họp Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 15/02/2017 16:23:43

Chiều ngày 14/02/2017, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Văn Tuấn - Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì Hội nghị Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo các sở,

Theo quy hoạch, đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 57 cụm công nghiệp (CCN) đã được phê duyệt với tổng diện tích đất là hơn 1,6 nghìn ha, gồm: vùng đồng bằng có 27 CCN, vùng ven biển có 13 CCN, vùng miền núi có 17 CCN. Đến hết năm 2015, trong 57 CCN được quy hoạch có 40 CCN với hơn 1,1 nghìn ha đã có nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Việc hình thành các CCN đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ tại các địa phương, góp phần hình thành các khu dân cư mới, tạo ra nhiều việc làm trong cộng đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Văn Tuấn phát biểu tại Hội nghị.

Trong những năm qua, tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các địa phương đã có những biến đổi, do đó có một số CCN theo quy hoạch đã không còn phù hợp với thực tiễn, đồng thời phát sinh nhiều vị trí mới phù hợp hơn để phát triển CCN, nên việc quy hoạch phát triển CCN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là hoàn toàn cần thiết.

Theo quy hoạch phát triển CCN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ được quy hoạch lại thành 68 CCN với tổng diện tích 2.043,5 ha (vùng đồng bằng có 34 cụm, vùng ven biển có 13 cụm và vùng miền núi có 21 cụm). Trong đó, sẽ giữ nguyên 49 cụm, bổ sung quy hoạch 19 cụm.

Sau khi nghe báo cáo và ý kiến đánh giá các ngành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Văn Tuấn - Chủ tịch Hội đồng thẩm định đánh giá cao và đồng thuận về công tác điều chỉnh quy hoạch. Đồng chí nhấn mạnh, việc điều chỉnh quy hoạch các CCN trên địa bàn tỉnh là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội thực tiễn của tỉnh. Vì vậy, trong lần điều chỉnh này phải gắn liền với tình hình thực tiễn và nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra đơn vị tư vấn thiết kế phải lưu ý bố trí quỹ đất để hình thành các khu dân cư và khu đô thị mới bên cạnh các CCN mới hình thành. Rà soát lại các điểm quy hoạch CCN, phải gắn liền với hạ tầng công cộng để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thu hút đầu tư và hình thành các khu dân cư. Các vị trí quy hoạch phải hạn chế tối đa việc lấy đất lúa, cố gắng tận dụng các diện tích đất khó khai thác về nông nghiệp. Trong quá trình thu hút đầu tư, phải chú trọng các ngành nghề không tác động xấu đến môi trường. Đồng chí giao Sở Công Thương nhanh chóng hoàn thiện lại bản vẽ quy hoạch trong thời gian tới để trình UBND tỉnh xem xét thẩm định.

Họp Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

Đăng lúc: 15/02/2017 16:23:43 (GMT+7)

Chiều ngày 14/02/2017, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Văn Tuấn - Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì Hội nghị Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo các sở,

Theo quy hoạch, đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 57 cụm công nghiệp (CCN) đã được phê duyệt với tổng diện tích đất là hơn 1,6 nghìn ha, gồm: vùng đồng bằng có 27 CCN, vùng ven biển có 13 CCN, vùng miền núi có 17 CCN. Đến hết năm 2015, trong 57 CCN được quy hoạch có 40 CCN với hơn 1,1 nghìn ha đã có nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Việc hình thành các CCN đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ tại các địa phương, góp phần hình thành các khu dân cư mới, tạo ra nhiều việc làm trong cộng đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Văn Tuấn phát biểu tại Hội nghị.

Trong những năm qua, tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các địa phương đã có những biến đổi, do đó có một số CCN theo quy hoạch đã không còn phù hợp với thực tiễn, đồng thời phát sinh nhiều vị trí mới phù hợp hơn để phát triển CCN, nên việc quy hoạch phát triển CCN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là hoàn toàn cần thiết.

Theo quy hoạch phát triển CCN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ được quy hoạch lại thành 68 CCN với tổng diện tích 2.043,5 ha (vùng đồng bằng có 34 cụm, vùng ven biển có 13 cụm và vùng miền núi có 21 cụm). Trong đó, sẽ giữ nguyên 49 cụm, bổ sung quy hoạch 19 cụm.

Sau khi nghe báo cáo và ý kiến đánh giá các ngành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Văn Tuấn - Chủ tịch Hội đồng thẩm định đánh giá cao và đồng thuận về công tác điều chỉnh quy hoạch. Đồng chí nhấn mạnh, việc điều chỉnh quy hoạch các CCN trên địa bàn tỉnh là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội thực tiễn của tỉnh. Vì vậy, trong lần điều chỉnh này phải gắn liền với tình hình thực tiễn và nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra đơn vị tư vấn thiết kế phải lưu ý bố trí quỹ đất để hình thành các khu dân cư và khu đô thị mới bên cạnh các CCN mới hình thành. Rà soát lại các điểm quy hoạch CCN, phải gắn liền với hạ tầng công cộng để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thu hút đầu tư và hình thành các khu dân cư. Các vị trí quy hoạch phải hạn chế tối đa việc lấy đất lúa, cố gắng tận dụng các diện tích đất khó khai thác về nông nghiệp. Trong quá trình thu hút đầu tư, phải chú trọng các ngành nghề không tác động xấu đến môi trường. Đồng chí giao Sở Công Thương nhanh chóng hoàn thiện lại bản vẽ quy hoạch trong thời gian tới để trình UBND tỉnh xem xét thẩm định.